Love is wonderful: Một thoáng bình yên cho trái tim êm đềm

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Gánh

Hành trang cuộc sống

Người dẫn chương trình giơ cao một ly nước và hỏi khán giả:

- Quí vị thử đoán xem ly nước này nặng bao nhiêu?

- Điều đó còn phụ thuộc vào anh cầm nó trong bao lâu chứ.

- Đúng vậy, nếu tôi cầm nó trong một phút thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu tôi cầm nó trong một tiếng đồng hồ thì tay tôi sẽ mỏi. Còn nếu tôi cầm nó cả một ngày, quí vị sẽ gọi xe cấp cứu cho tôi. Cùng một khối lượng, nhưng mang nó càng lâu thì nó càng trở nên nặng hơn.

Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu chúng ta cứ liên tục chịu đựng gánh nặng, nó sẽ càng ngày càng trở nên trầm trọng. Không sớm thì muộn chúng ta cũng gục ngã. "Điều quí vị phải làm là đặt ly nước xuống, nghỉ một lát rồi tiếp tục cầm nó lên."

-Đọc ở một nơi nào đó-

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Sinh nhật

Truyện rất ngắn

-Alô, mẹ hả mẹ?

-Ừ, T. đó hả?

-Dạ...

-Có chuyện gì không con?

-...dạ, hông mẹ...hôm nay sinh nhật con...

-Ờ nhỉ, mẹ quên mất! Già rồi nên chẳng nhớ nổi ngày sinh của mười mấy đứa con. (Tiếng cười nhỏ khụ khụ bên kia đầu giây.)

-Ồ, không sao mẹ ạ. Con... con chỉ muốn nói với mẹ rằng... hôm nay sinh nhật con, con muốn cám ơn mẹ đã sinh ra con. Món quà sinh nhật quý giá nhất mẹ đã ....

-.....
Muốn nói thêm cho Mẹ hiểu, nhưng có gì đó cứ nghẹn nơi cổ. Đầu giây bên kia cũng im lặng. Một sự im lặng trong hạnh phúc.

-Đọc ở một nơi nào đó-

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Con trẻ

Truyện rất ngắn

Như mọi lần, hai mẹ con chị vừa ăn cơm vừa xem tivi. Chị vô ý đánh rơi muỗng, cơm văng tung toé. Thằng bé nhanh nhảu đứng dậy:
- Má làm rớt muỗng à? Tại má cầm lâu mỏi tay đó mà! Để con lấy khăn lau, chớ hổng sao đâu.
Chị sững người nhìn theo cái dáng lon ton của thằng bé.
Mới hôm qua chị đã nổi giận khi con mình vô ý đánh đổ thức ăn!

-Đọc ở một nơi nào đó-

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Em mà ko béo, còn lâu anh mới yêu!

Truyện tình yêu

Gửi Béo hâm, béo xinh nhất của anh!

Hôm qua, cô bé của anh mặt buồn xo, khác hẳn ngày thường. Khi anh hỏi thì gục vào vai anh nức nở: “Anh có buồn khi người yêu anh vừa… lùn như cây nấm, lại vừa… béo không?”. Anh chỉ muốn cắn vào tai em một cái thật đau, vì em thật ngốc nghếch.
Từ ngày đầu anh quen em, anh đã trêu “em mét rưỡi” và rất chi là… mũm mĩm. Khi em bị trượt ngã, anh vô tình được nắm bàn tay em. Tay em rất mềm (vì nhiều… thịt, hehe) anh thấy… mát và thích lắm (Có khi anh yêu nhóc vì bàn tay ấy đấy). Ấn tượng thứ hai là, nhóc ăn cái gì trông cũng ngon ơi là ngon, khiến một lần anh viêm họng khản đặc mà cũng “đua đòi” “oánh” liền tù tì bốn cốc sữa chua. Kỉ lục! Anh chưa từng ăn được nhiều sữa chua đá như thế.
Hầu như bất cứ món nào, "béo của anh" cũng ăn được, ăn ngon lành, không chê bai gì hết. Em không kiêng kem, kiêng bơ, kiêng sữa gì cả. Cái gì em thích thì em ăn, thật thoải mái. Nhìn em ăn, anh… không chịu được, hehe. Từ ngày yêu em, anh đã tăng được… 6 kg, việc mà mẹ anh cố gắng làm trong bao năm không được. Từ một “bộ hài cốt” anh đã trở thành… siêu mẫu. Nhờ em cả đấy, Béo yêu ạ.
Mình yêu nhau, đi chơi cũng đồng nghĩa với đi ăn. Mình khám phá mọi ngõ ngách của Hà Nội, đâu có món gì ngon cũng biết. Anh là chúa ghét con gái có cái kiểu: “Mình đi ăn không em?”, “Không, em không đói” trong khi bụng réo òng ọc. "Béo của anh"chẳng bao giờ như thế.
Có lẽ anh là một trong những người con trai hạnh phúc nhất vì anh có người yêu có thể chia sẻ với anh mọi sở thích. Em sẵn sàng cùng anh bước vào hàng ăn món… cháo lòng, điều mà rất ít cô gái làm. Em cười tươi “Ngon mà anh”. Hay ăn thì lăn vào bếp, em còn nấu ăn rất tuyệt nữa. Anh thích nhất là ngày cuối tuần được cùng em đi chợ, được em nấu cho ăn. Hôm ấy thế nào anh cũng ậm ạch hàng tiếng đồng hồ vì no.
Con trai sợ nhất là người yêu ốm. Anh thì càng sợ vì anh yêu em rất nhiều mà. Nhưng Béo của anh chẳng bao giờ ốm. Anh yên tâm công tác và thành công như bây giờ là nhờ"Béo khoẻ, Béo đẹp" của anh cả đấy! Đi chơi cùng cả nhóm, anh chưa bao giờ thấy em làm “chậm tiến độ”, em lúc nào cũng tràn trề sinh lực. Em biết không, em được những người bạn thân của anh gọi là “cô gái tươi tắn” đấy. Anh yêu và tự hào về em lắm.
Chị bạn anh vừa bị ngất do ăn kiêng, phải đưa vào viện cấp cứu. Anh thấy kì lạ quá. Bao nhiêu người suy nhược vì ăn kiêng, mà trông có đẹp đâu cơ chứ, thậm chí còn… xanh rớt như tàu lá. Ai cũng muốn có thân hình của búp bêBabie mà không để ý rằng, nếu búp bê Babie có thật thì cô ấy không thể đứng vững được, bởi tỉ lệ cơ thể rất mất cân đối chứ không hề hoàn mỹ. Có thể ra đường, anh vẫn ngoái lại nhìn theo những cô gái "chân dài mình dây", nhưng chỉ để tự nhủ rằng: “Eo, mấy cô này toàn… xương, ôm chán chết, chẳng như Béo của anh gì cả."
Đấy, anh nghĩ thế đấy!”

---------------------
-mượn của một người bạn-
Tình yêu có đôi khi thật kỳ lạ:
- Yêu là khi cả hai cùng ăn để cùng....ú!! ^^
- Hạnh phúc đâu phải chỉ là những lời nói ngọt ngào, có cánh!! Có khi đó là những lời nói "khích tướng" đi kèm với ánh mắt thương yêu và cả sự lo lắng cho đối phương nữa!! ♥
-Đọc ở một nơi nào đó-

Bóng nắng - bóng râm

Truyện rất ngắn

Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm...
...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

-Đọc ở một nơi nào đó-

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Đôi bàn tay

Hành trang cuộc sống

Một người đàn ông có đến hơn 90 tuổi đang ngồi một cách yếu ớt trên băng ghế công viên. Ông không hề nhúc chích, chỉ ngồi cuối đầu xuống và nhìn chăm chú vào đôi bàn tay mình. Khi tôi đến bên và ngồi xuống cạnh bên, dường như ông không hề nhận ra sự hiện diện của tôi, càng ngồi lâu, tôi càng thắc mắc và lo lắng không biết ông có ổn không.
Cuối cùng, không hẳn là tôi muốn quấy rầy ông, nhưng vì muốn xem ông có khỏe không, nên tôi hỏi thăm ông một câu, rằng không biết ông có khỏe không, mọi việc có ổn không. Ông ngước đầu lên, nhìn tôi và mỉm cười.
"Ồ vâng, tôi khỏe, cảm ơn anh đã có lời hỏi thăm," ông nói với một giọng rõ ràng.
"Thật sự cháu không có ý làm phiền ông, nhưng vì ông cứ ngồi đây mà nhìn hoài vào tay mình như thế, cháu không biết ông đang suy nghĩ gì, cháu muốn biết chắc rằng ông vẫn khỏe," tôi giải thích với ông như vậy.
Ông hỏi lại tôi, "Thế anh có bao giờ nhìn vào đôi tay của mình chưa? Ta muốn hỏi anh có từng thật sự nhìn vào đôi tay ấy?"

Tôi từ từ mở bàn tay ra và nhìn chúng. Tôi lật đi lật lại đôi bàn tay mình, hết nhìn trong lòng bàn tay đến bên ngoài. Không, tôi đoán rằng chưa khi nào tôi thật sự nhìn vào bàn tay mình như lúc này -- khi ông hỏi câu hỏi ấy với tôi.
Thế rồi ông mỉm cười và liên hệ đến câu chuyện này.
Hãy dừng lại và suy nghĩ một chút về đôi bàn tay của mình, chúng đã giúp đỡ, phục vụ anh như thế nào trong suốt những năm tháng qua.
Đôi tay nhăn nheo và yếu ớt này của ta đã là một công cụ hữu ích mà ta đã dùng suốt cả cuộc đời mình, để với tới, rồi nắm lấy và ôm trọn cả cuộc đời này.
Chúng đã nâng đỡ và giúp ta bám níu cho khỏi ngã khi ta còn là đứa bé bước đi không vững. Chúng đút thức ăn vào miệng ta và mặc áo quần cho ta. Khi còn là một đứa trẻ, mẹ đã dạy ta chắp đôi tay này để cầu nguyện với Chúa. Chúng cột giày cho ta và giúp ta mang ủng.
Chúng lau khô nước mắt những đứa con ta và âu yếm nâng niu tình yêu của cuộc đời ta. Chúng đã cầm vũ khí và lau nước mắt cho ta khi ta phải lên đường vào chiến trận. Chúng đã bị dơ bẩn, bị thương và trầy xước, bị sưng phồng lên và có khi bị bẻ cong nữa.
Chúng thật đã lúng túng và vụng về khi ta cố gắng bồng đứa con trai mới sanh. Được trang trí bằng chiếc nhẫn cưới, chúng đã tỏ cho cả thế giới biết rằng ta đã kết ước và yêu thương một ai đó rất đặc biệt.
Chúng đã viết những lá thư về nhà. Và chúng đã từng run rẩy khi ta chôn cất cha mẹ ta và vợ ta, và chúng cũng đã run run xúc động khi đưa con gái ta đi giữa hàng ghế nhà thờ trong lễ cưới của nó.
Tuy nhiên, chúng mạnh mẽ và rắn chắc lắm. Chúng đã nắm tay các con cái ta, an ủi những người hàng xóm láng giềng, và tung ra những nắm đấm của sự tức giận khi ta không hiểu được vấn đề.
Chúng che mặt ta, chải đầu ta, và tắm rửa cho cả thân thể ta. Có khi chúng trở nên nhớp nháp và ướt lạnh, bị bẻ cong và gãy, khô ráp và chảy máu.
Và cho đến một ngày, khi hầu hết các bộ phận trên cơ thể ta không còn hoạt động tốt như trước nữa, thì đôi bàn tay này lại giúp ta chống để đứng dậy, đở thân thể ta khi nằm xuống, và một lần nữa, chúng tiếp tục chắp lại trong khi ta cầu nguyện. Đôi bàn tay này đã đánh dấu những nơi ta đã đi qua và sự khó nhọc của cuộc đời ta.
Những điều quan trọng hơn, đó là Chúa sẽ với tới và nắm đôi tay này khi Ngài dẫn ta về nhà Cha. Và Ngài sẽ không quan tâm đến việc đôi tay này đã từng ở những đâu hay đã làm những gì. Những gì Ngài quan tâm là đôi tay này thuộc về ai và Ngài yêu thương bàn tay này như thế nào. Và với bàn tay này, Ngài sẽ đưa ta đến bên Ngài, và rồi ta sẽ dùng chúng để chạm đến khuôn mặt yêu thương của Đấng Christ. Ôi, ngày đó mới tuyệt vời làm sao!
Suy gẫm-----------------------------------------------------------
Chúa đã ban cho mỗi chúng ta một cuộc sống, trang bị cho chúng ta một cơ thể để hoạt động. Đôi bàn tay là một bộ phận đặc biệt đa năng, giúp chúng ta làm rất nhiều việc khác nhau. Chúa yêu thương và ban tặng cho chúng ta những khả năng, Ngài chắc cũng ao uớc chúng ta sử dụng chúng cách ích lợi và kết quả.
Có thể đôi tay bạn dùng để giúp đỡ, bố thí, có thể chúng được dùng để làm những công việc nặng nhọc giúp đỡ cha mẹ, người thân yêu, cũng có khi chúng được bạn dùng để đánh đàn cho nhà thờ... Và cũng có thể lắm, chính đôi tay đó lại muốn gom tóm lợi ích cho riêng mình, muốn chạm vào tiền bạc của người khác, muốn chỉ vào ai đó để đổ lỗi chăng?
Bạn hãy nhìn vào đôi tay mình, và trả lời với Chúa rằng chúng đã và đang được sử dụng như thế nào? Và hãy sử dụng chúng với lòng biết ơn Chúa!

Êphêsô 5:16
Hãy lợi dụng thì giờ, vì những ngày là xấu.


-Đọc ở một nơi nào đó-

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Đối lập

Truyện rất ngắn

Sài Gòn mưa bất chợt, tôi tấp vội vào hiên nhà bên đường, nép sát của để trốn những giọt mưa đang hối hả tìm mình.

- Con ngoan nè, ùm miếng nữa nào, ngoan con...

Tôi tò mò nhìn qua khe cửa. Một bé gái tròn trĩnh, chắc nịch, đang khóc rưng rức vì mẹ nó ép ăn cơm.

Ngoài hiên, một con bé hành khất gầy còm, yếu ớt, đang đói… Tôi cúi xuống bỏ vào nón nó tờ mười nghìn.

Hai mảnh đời chênh vênh, đối lập. Tôi vội rời chỗ đứng, đội mưa đi về

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

Rừng thông, giọt nước, dây leo và người làm vườn

Truyện ngắn

Trên đồi thông này đã trải qua bao nhiêu trận mưa phùn, bao nhiêu trận nắng nhễ nhãi, bao nhiêu cơn gió heo may, và bao nhiêu cơn gió mùa đông bắc?
Chỉ biết rằng đồi thông đó ít nhất không bao giờ thiếu vắng một ngôi nhà. Với những hàng rào gỗ và một vườn hoa, một vườn hoa chỉ gồm một loài cây, nhưng chưa bao giờ nó thật sự đơm hoa kết nụ. Vườn hoa nằm đó, bơ vơ lạc loài giữa những kẻ đồng loại cao to lực lưỡng, nhưng khô kiệt và nhọn hoắt. Những cây thông.
Nếu một ngày nào đó loài thông biết nói. Chúng sẽ hỏi cái loài cây leo nhỏ bé kia: “Mày là ai? Mày ở đây làm gì? Sao chẳng bao giờ chúng tao nhìn thấy mày ra hoa, máy có xứng đáng là một cây hoa không?”
Cây hoa kia có lẽ không cần biết nói, và nếu biết nói nó cũng sẽ yên lặng, nó yên lặng để lũ thông vô tâm kia nghe thấy tiếng những hạt nước rơi xuống cành, lá ,thân trên cơ thể nó. Nó im lặng để lũ thông vô tâm kia đủ thông minh và nhạy cảm để hiểu được những hạt nước kia không phải tự nhiên mà có.
Nếu biết nói , những hạt nước sẽ thì thầm : “Chúng ta bị múc lên, bị nhét vào một cái bình rồi lại bị đẩy ra từ miệng của một cái bình, nhưng khi chúng ta rơi xuống, chúng ta hiểu chúng ta đã ở một nơi khác mất rồi”
Và chẳng cần phải nếu thì người làm vườn vẫn biết nói. Ông ta ít dùng cái miệng của mình. Ông ta nói bằng hành động. Hàng ngày, hàng ngày người đàn ông đó múc nước từ một dòng suối trên đồi, rồi quay trở lại tưới cho cây hoa kia. Những gì ông ta làm, có lẽ một ngày nào đó, nếu những cây thông kia thông minh một chút, chúng sẽ hiểu: “Người làm vườn không bao giờ thôi hi vọng một ngày nào đó loài cây kia sẽ ra hoa”.
Ông đang chờ đợi, chờ đợi để một ngày nào đó, những hạt nước hiểu được tại sao chúng lại bị đưa đi nơi khác. Ông đang chờ đợi để được nhìn thấy màu hoa trắng trong huyền thoại bung nở trước mắt ông.
Và đồi thông vẫn rì rào bất kể xuân, hạ, thu, đông để kể cho nhau về một câu chuyện giản dị. Câu chuyện về sự đợi chờ.

-Đọc ở một nơi nào đó-

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Khoảng cách

Hành trang cuộc sống

Góa phụ, 18 năm nay, bà làm công nhân vệ sinh thành phố nuôi 2 thằng con vào đại học.

Bà bắt đầu công việc mỗi ngày khi người ta chưa tỉnh giấc và trở về nhà khi tất cả đã chìm trong im lặng.

Công việc nặng nhọc, nhiều khổ tủi nhưng cũng lắm lúc bà mỉm cười mãn nguyện khi thấy thành phố lại sạch đẹp.

Bà nhanh tay quét nốt phần rác nơi góc công viên cho kịp chuyển ca đêm.

Đôi tình nhân rảo bước ném toẹt ly cà phê méo mó, nước tóe lên cả người bà. Bà khéo léo nhắc nhở rằng thùng rác ở ngay kia.

Cô gái lả lướt buông lời từ cặp môi hồng hào chín mọng rồi rủng rỉnh đánh cặp mông bước đi: - Tôi không vứt ra đó thì bà lấy đâu ra việc mà làm?

-Đọc ở một nơi nào đó-

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Ciné

Hành trang cuộc sống

Ở thành phố, nhiều lần người yêu rủ đi xem phim nhưng lần lữa mãi tôi vẫn chưa đi được, nàng có vẻ giận.
Nhận được 500 ngàn tiền mẹ gửi lên, tôi quyết rủ nàng đi 1 lần.
21h, tới rạp chiếu phim, nhìn người ta mua KFC rồi quay lại nhìn tôi với 2 bịch bắp rang bơ mua ở nhà và chai nước lọc mang theo, nàng tắc lưỡi, lắc đầu...
Ở nhà, mẹ đã chui vào mùng tự lúc nào để kịp thức dậy phiên cấy sớm lúc 3h...

-Đọc ở một nơi nào đó-